Đề xuất sửa đổi Luật Giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) nhằm hiện đại hóa giáo dục đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển bền vững và đưa giáo dục Việt Nam trở thành trung tâm tri thức và khoa học công nghệ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất sửa đổi Luật Giáo dục đại học- Ảnh 1.

Hiện đại hóa GDĐH, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển bền vững và đưa giáo dục Việt Nam trở thành trung tâm tri thức và khoa học công nghệ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ GD&ĐT cho biết, Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) ban hành năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số 34/2018/QH14) đã tạo hành lang pháp lý mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh phát huy nguồn lực xã hội hóa giáo dục.

Tuy nhiên, sau hơn 13 năm thực hiện Luật số 08/2012/QH13 và 6 năm áp dụng Luật số 34/2018/QH14 bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế triển khai thi hành Luật GDĐH cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện và hạn chế trong khi Luật GDĐH có nhiều chính sách, quy định mới; hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các cơ sở GDĐH chưa được hoàn thiện đồng bộ, một số nội dung quy định tại Luật GDĐH còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò thực hiện dân chủ của các tổ chức chính trị xã hội, chưa phù hợp với thực tiễn và không theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh mới của đất nước.

Do đó, việc sửa đổi Luật GDĐH là cần thiết nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong những năm gần đây. Đồng thời, Luật GDĐH (sửa đổi) sẽ tạo cơ sở pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Luật GDĐH hiện hành; khắc phục các hạn chế về chất lượng đào tạo, quản trị đại học, tự chủ, tài chính, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế. Qua đó, góp phần hiện đại hóa GDĐH, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển bền vững và đưa giáo dục Việt Nam trở thành trung tâm tri thức và khoa học công nghệ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Dự thảo Luật bổ sung nhiều nội dung mới

Đối với nhóm vấn đề về quản trị đại học: Dự thảo bổ sung các cơ sở GDĐH không thuộc đối tượng quản lý nhà nước theo Luật hiện hành (Viện nghiên cứu, các trường bồi dưỡng, các học viện có hoạt động đào tạo đại học đại học, sau đại học) trở thành đối tượng áp dụng của Luật nhằm bảo đảm sự quản lý nhà nước về GDĐH, chất lượng đào tạo.

Bổ sung quy định quyền và nhiệm vụ của hội đồng trường, hiệu trưởng; thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, bãi miễn chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng để tăng tính chỉ huy, quản lý thống nhất, hiệu quả, khắc phục bất cập tồn tại mối quan hệ giữa hội đồng trường và ban giám hiệu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Đối với nhóm vấn đề về hoạt động đào tạo: Dự thảo bổ sung giáo dục số đào tạo theo đặt hàng, giao nhiệm vụ; đào tạo giáo dục số, chuẩn chương trình đào tạo; bổ sung quy định phê duyệt chương trình đào tạo tiến sĩ nhằm đón đầu công nghệ giáo dục mới và phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, cung cấp nguồn nhân lực cho những ngành khoa học mũi nhọn, công nghệ kỹ thuật then chốt; tiếp cận công nghệ giáo dục hiện đại, tăng tự chủ đại học; tăng chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Bổ sung các quy định về ứng dụng công nghệ, mở rộng hoạt động GDĐH trên không gian số để tổ chức hoạt động đào tạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ trong dạy và học; bảo đảm chất lượng đào tạo, liên kết và hợp tác đào tạo, chia sẻ và sử dụng chung nguồn lực giữa các cơ sở GDĐH trên không gian số.

Nhóm vấn đề về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo: Bổ sung các nội dung mới xác định cơ sở GDĐH là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia; liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - địa phương.

Nhóm vấn đề về giảng viên và người học: Bổ sung chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học xuất sắc, chính sách đặc thù cho nhà khoa học đầu ngành; cơ chế đãi ngộ và thu hút tài năng trong và ngoài nước, gắn với hiệu quả nghiên cứu, công bố quốc tế. Đề xuất này nhằm phát huy quyền tự chủ đại học của cơ sở giáo dục được quyền thuê đội ngũ giảng viên, nhà khoa học xuất sắc.

Nhóm vấn đề bảo đảm và kiểm định chất lượng: Bổ sung về cách tiếp cận toàn diện theo hướng quản trị chất lượng, kết quả đầu ra, phát triển văn hóa chất lượng trong cơ sở GDĐH; đổi mới cơ chế đánh giá, giám sát chất lượng gắn với chuẩn dữ liệu mở, minh bạch. Tích hợp các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trong quy định về đăng ký hoạt động đào tạo trên môi trường số; giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, hướng dẫn các nội dung chi tiết về chuyên môn trong quy chế đào tạo.

Nhóm vấn đề về tài sản, tài chính: Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực ngoài ngân sách. Ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng cho các cơ sở giáo dục và các hoạt động hợp tác, đầu tư và tài trợ cho giáo dục đại để giải quyết các vấn đề về những vướng mắc trong thủ tục xin cấp đất để đầu tư cho giáo dục; khắc phục việc tăng chi phí đào tạo, dẫn tới tăng học phí của người học do các loại thuế.

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Dự thảo đề xuất hợp nhất 4 thủ tục gồm thành lập phân hiệu, cho phép hoạt động, hoạt động trở lại của trường đại học và phân hiệu thành 1 thủ tục đăng ký hoạt động.

Hợp nhất 2 thủ tục gồm cấp phép hoạt động của cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở GDĐH nước ngoài thành 1 thủ tục đăng ký hoạt động của cơ sở GDĐH có yếu tố nước ngoài. Hợp nhất 3 thủ tục gồm phê duyệt, gia hạn, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo thành 1 thủ tục đăng ký thực hiện chương trình đào tạo liên kết.

Nội dung phân cấp, phân quyền

Theo dự thảo, Chính phủ ban hành các vấn đề chung liên ngành, liên bộ; những vấn đề liên quan đến quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp thẩm quyền thành lập, giải thể, đặt tên, đổi tên cơ sở GDĐH; quy định tiêu chí bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; ban hành danh mục ngành đào tạo.

Chính quyền địa phương quản lý nhà nước về GDĐH tại địa phương theo phân cấp, phân quyền.

Cơ sở GDĐH được giao quyền tự chủ ở mức cao nhất trong các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Xem nhiều nhất

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Y tế - Giáo dục 1 ngày trước

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bànTheo Thông tư, thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường quy định tại Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học cơ sởThông tư nêu rõ, thẩm quyền cấp giấy giới thiệu chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở tại điểm f khoản 1 Điều 5 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi thực hiện.Thẩm quyền tiếp nhận, giới thiệu về trường nơi cư trú, kiểm tra hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 11 Quyết định số 51/2002/QĐ- BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã trường nơi đến thực hiện.Thẩm quyền xem xét, quyết định trường hợp ngoại lệ về thời gian chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến thực hiện.Tổ chức thực hiện quy định về đánh giá học sinh phổ thôngThẩm quyền chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục và theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh; hướng dẫn sử dụng dạng hồ sơ điện tử, kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở quy định tại Điều 17 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thông tư số 10/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.Cổng TTĐT tỉnh