Yêu cầu các bệnh viện tăng cường bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế trong thời tiết nắng nóng

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường thông khí tại các khu đông người, bổ sung quạt, nước uống miễn phí cho người bệnh, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện...

Yêu cầu các bệnh viện tăng cường chống nắng, nóng bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế - Ảnh: VGP/HM

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc.

Để chủ động phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, bảo đảm an toàn và nâng cao sự hài lòng người bệnh, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống nắng nóng.

Cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn, hướng dẫn lại các kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh.

Phối hợp với các đơn vị truyền thông, các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Rà soát việc thực hiện các tiêu chí có liên quan trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện 2.0, tăng cường thông khí tại các khu vực có đông người bệnh như sảnh chờ, hành lang, bổ sung lắp đặt mái che lối đi giữa các khối nhà và tại các khu vực ngoài trời có tập trung nhiều người nhà người bệnh.

Đối với các khoa điều trị, buồng bệnh, phòng hành chính… bổ sung quạt trần, quạt treo tường, quạt hơi nước, quạt công nghiệp tại các hành lang ở vị trí khi cần thiết. Chủ động huy động các nguồn lực lắp đặt máy điều hoà trong khả năng của bệnh viện.

Bố trí, cung cấp đầy đủ nước uống miễn phí cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khoa lâm sàng, sảnh chờ. Bổ sung cây nước uống tại các vị trí còn thiếu hoặc khi có nhu cầu tăng cao trong ngày nắng nóng.

Cách phân biệt say nắng, say nóng và biện pháp phòng bệnh

Theo các chuyên gia, khi người dân lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Đây là tình trạng say nắng.

Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Say nóng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Trước một trường hợp say nắng, say nóng, người dân cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế.

Cụ thể, nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính; làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò...

Nguồn: https://ninhbinh.gov.vn/

Xem nhiều nhất

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Y tế - Giáo dục 1 ngày trước

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bànTheo Thông tư, thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường quy định tại Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học cơ sởThông tư nêu rõ, thẩm quyền cấp giấy giới thiệu chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở tại điểm f khoản 1 Điều 5 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi thực hiện.Thẩm quyền tiếp nhận, giới thiệu về trường nơi cư trú, kiểm tra hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 11 Quyết định số 51/2002/QĐ- BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã trường nơi đến thực hiện.Thẩm quyền xem xét, quyết định trường hợp ngoại lệ về thời gian chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến thực hiện.Tổ chức thực hiện quy định về đánh giá học sinh phổ thôngThẩm quyền chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục và theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh; hướng dẫn sử dụng dạng hồ sơ điện tử, kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở quy định tại Điều 17 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thông tư số 10/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.Cổng TTĐT tỉnh